Lừa Đảo Phishing là gì? Cách Phòng Chống Hiệu Quả

Lừa đảo phishing là gì?

Lừa đảo phishing là một hình thức tấn công mạng cực kỳ nguy hiểm, kẻ lừa đảo giả mạo một tổ chức, đơn vị uy tín, nhằm lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mật khẩu, hoặc thông tin nhạy cảm khác. Họ gửi email, tin nhắn, hoặc tạo các trang web giả mạo để thuyết phục nạn nhân nhập thông tin. Phishing thường dựa vào yếu tố tâm lý, lợi dụng sự thiếu cảnh giác của nạn nhân đồng thời tạo tình huống cấp bánh yêu cầu hành động nhanh chóng. Khi người dùng cung cấp thông tin, kẻ tấn công chiếm đoạt thông tin , quyền kiểm soát tài khoản hoặc thực hiện các hành vi lừa đảo khác.

Lừa đảo phishing là gì?

Lừa đảo phishing là gì?

Các Hình Thức Lừa Đảo  Phishing Phổ Biến

Giả Mạo Email

Giả mạo email là hình thức tấn công phishing phổ biến, trong đó kẻ xấu gửi email giả mạo từ tổ chức uy tín như ngân hàng, công ty, hoặc người quen. Email thường có nội dung cấp bách hoặc hứa hẹn lợi ích để dụ người dùng click vào đường link.

Khi người dùng truy cập, họ bị chuyển đến trang web giả để cung cấp thông tin nhạy cảm như mật khẩu hoặc số thẻ tín dụng. Kẻ lừa đảo sau đó thu thập dữ liệu và tiến hành các hành vi chiếm đoạt.

Email giả mạo

Email giả mạo

Giả Mạo Website Uy Tín

Giả mạo website uy tín là hình thức tấn công mạng, kẻ xấu tạo ra trang web giống hệt các trang đáng tin cậy như ngân hàng, nhằm lừa người dùng cung cấp thông tin nhạy cảm.

Kẻ tấn công gửi liên kết trang giả qua email hoặc tin nhắn với URL gần giống trang thật. Khi người dùng nhập thông tin cá nhân, chúng sẽ thu thập để thực hiện lừa đảo.

Website giả mạo

Website giả mạo

Hỗn Hợp Nâng Cao

Hỗn hợp nâng cao là một hình thức lừa đảo phức tạp, trong đó kẻ gian kết hợp nhiều phương thức như giả mạo email, website, và kỹ thuật xã hội nhằm gia tăng khả năng đánh lừa người dùng. Lừa đảo qua Facebook Messenger cũng là một phần trong chiến thuật này.

Kẻ xấu thường sử dụng nhiều kênh khác nhau như email, tin nhắn, mạng xã hội, và thậm chí cả cuộc gọi để tạo áp lực, khiến nạn nhân dễ mắc bẫy. Chúng tạo ra các đường link và trang web giả mạo rất tinh vi, khó nhận biết, và lợi dụng thông tin cá nhân có sẵn để xây dựng kịch bản. Thông qua đó, chúng nhắm vào tâm lý sợ hãi, tò mò, hoặc tham lam của nạn nhân, từ đó dẫn dắt người dùng thực hiện các hành động theo ý đồ của chúng.

Cách Phòng Chống Lừa Đảo Phishing

Để bảo vệ bản thân khỏi các cuộc tấn công phishing, cá nhân và tổ chức nên trang bị cho mình những kiến thức và kĩ năng cần thiết.

Đối Với Cá Nhân

Để phòng chống lừa đảo phishing, cá nhân nên cảnh giác với yêu cầu cung cấp thông tin nhạy cảm. Tránh mở email hoặc tin nhắn từ nguồn không rõ, đặc biệt là liên kết và tệp đính kèm lạ. Kiểm tra kỹ URL trước khi nhập thông tin vào trang web. Luôn cập nhật hệ điều hành, phần mềm diệt virus, và bật xác thực hai yếu tố (2FA) cho các tài khoản quan trọng. Không chia sẻ thông tin cá nhân qua email hoặc trang web không đáng tin cậy.

Đối Với Doanh Nghiệp

Doanh nghiệp nên tổ chức đào tạo thường xuyên để nâng cao nhận thức về phishing cho nhân viên, giúp họ nhận biết email và tin nhắn giả mạo. Đồng thời, cần triển khai các giải pháp bảo mật như hệ thống lọc spam, phần mềm chống virus, và chính sách bảo mật rõ ràng. Thực hiện kiểm tra an ninh định kỳ và các cuộc tấn công giả định để đánh giá khả năng phòng thủ. Doanh nghiệp cũng cần đảm bảo hệ thống và phần mềm luôn được cập nhật phiên bản mới nhất để tăng cường an toàn.

Cách Xác Định Email Lừa Đảo Phishing

Để nhận biết email lừa đảo phishing, hãy kiểm tra kỹ địa chỉ người gửi, thường sẽ tương tự nhưng không khớp hoàn toàn với tên miền chính thức. Chú ý lỗi chính tả, ngữ pháp không chính xác, và nội dung mơ hồ. Email phishing thường tạo cảm giác cấp bách, thúc giục bạn hành động ngay. Liên kết trong email có thể dài, phức tạp và khó hiểu. Tránh mở tệp đính kèm từ người gửi không tin cậy, đặc biệt là các tệp .exe, .zip, .rar. Nếu nghi ngờ, hãy xóa email và không trả lời.

Một số mẫu email giả mạo

Một số mẫu email giả mạo

Một Số Công Cụ Giúp Phòng Chống Phishing

Để phòng chống lừa đảo phishing, có nhiều công cụ hỗ trợ giúp tăng cường bảo mật thông tin cá nhân và doanh nghiệp.Trước tiên, phần mềm diệt virus là công cụ không thể thiếu, nó giúp loại bỏ virus và phát hiện, ngăn chặn các cuộc tấn công phishing, malware. Tiếp theo, các trình duyệt như Google Chrome, Firefox có tính năng cảnh báo khi người dùng truy cập vào các trang web giả mạo, bảo vệ khỏi nguy cơ phishing. Ngoài ra, công cụ 2FA như Google Authenticator hoặc Microsoft Authenticator giúp bảo vệ tài khoản bằng cách yêu cầu mã xác thực bổ sung ngoài mật khẩu. Cuối cùng là trình quản lý mật khẩu sẽ giúp bạn tạo và lưu trữ các mật khẩu mạnh một cách an toàn, tránh tình trạng sử dụng lại mật khẩu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *